Thứ Ba, 6 tháng 7, 2010

Khuất Vô Minh phỏng vấn Bỉm về tập “pHụt”

KVM: Xin chúc mừng ông vừa ra mắt bạn đọc tập thơ cá nhân thứ hai, sau L.Ờ. Trước hết, ông có thể chia sẻ với độc giả vài chi tiết về buổi ra mắt tập thơ?

Bỉm: Cảm ơn cháu. Chiều thứ bảy 3–7–2010, tôi cùng vài nghệ sĩ đã gặp gỡ tại xưởng vẽ của Ngô Lực để tôi tặng sách rồi cùng nhau uống bia. Cũng bởi sách vừa mới ra lò là tôi mời mọi người tụ tập luôn, thành thử chỉ có vài anh em gần gũi cùng vài độc giả tới được. Nhưng tôi nghĩ buổi ra mắt đã thành công ngoài mong đợi của tôi. Đặc biệt, Lê Hào đã sắp đặt giúp tôi một không gian rất ngẫu hứng, tiện lợi, đồng thời triển lãm luôn năm bức tranh tôi mới vẽ trong một ngày gần đây. Một chi tiết thú vị nữa, mọi người vừa xem sách, trao đổi í kiến, uống bia và xem đá banh luôn :D ^^.

KVM: Vâng. Trên tay tôi đang cầm tập thơ. pHụt, tên tập thơ nghe rất ngộ nghĩnh, thậm chí hình minh hoạ trên bìa cũng nhí nhảnh không kém. Ông có thể giải thích đôi chút, bởi tôi thấy bìa sách rất là “trẻ con”, vậy mà đầu sách lại có dòng cảnh báo “Người dưới 18 tuổi và người ngoan ngoãn không nên đọc sách này”.

Bỉm: Thực ra lời cảnh báo của tôi cũng là một trò của con nít vậy. Bởi thâm tâm tôi muốn mọi người đều có thể đọc tập thơ của mình. Song, để giữ được không khí lịch sự, tôi phải đưa vào dòng cảnh báo đó, bởi trong tập thơ tôi sử dụng nhiều từ mà nhiều người cho là nhạy cảm, thậm chí là vô văn hoá, cùng với loạt tranh minh hoạ mà tôi tải xuống từ internet phô bày các bộ phận sinh dục.

KVM: Xin ông nói rõ hơn một chút, vì sao lại là pHụt!

Bỉm: Vâng, dụng í của tôi không phải chỉ là một cái tên “kêu”. pHụt cùng với nội dung là một tổng thể mà tôi đã đắn đo từng chút để lựa chọn. Có nghĩa là một hành động gắn liền với công dụng của nó. Xét về mặt sinh học, khi bạn đánh rắm thì tiếng phụt nghe hơi iếu, nhưng nếu dùng từ phụt trong tình trạng một chiếc dương vật cương cứng, tính tượng thanh lẫn tượng hình sẽ cao hơn. Và đương nhiên, trong thời gian gần đây, tôi thấy mình giống một chiếc dương vật cương cứng.

KVM: Còn về thời gian sáng tác, tôi thật không thể tin nổi một tập thơ lại có thể hoàn tất trong 2 ngày, và tổng thời gian từ khi ông chắp bút tới khi tập thơ ra lò vỏn vẹn có 11 ngày.

Bỉm: Người ta có thể làm tình cả tiếng đồng hồ, thậm chí qua kinh nghiệm bản thân, có thể lên tới một tiếng rưỡi đến hai tiếng một lần, nhưng tôi chưa bao giờ mất đến 1 phút để đẩy đám tinh trùng từ trong cơ thể ra ngoài (hoặc vào một) cơ thể (khác). Trong một cuộc nói chuyện, Bùi Chát đã chia sẻ í tưởng rằng, nhà thơ, nếu muốn in một tập thơ chặt chẽ, cần phải tạo ra một đề cương trước tốt. Tôi thấy í khá hay nên chôm chỉa và sử dụng luôn. Tôi bỏ ra nửa ngày để nghĩ và tìm tên cho tập thơ mình định sản xuất. Nếu tôi sở hữu công nghệ in tốt hơn, có thể tôi chỉ mất 5 ngày để ra lò một tập thơ khá dày. Thực ra trong tập này, tôi phải mất đến 3 ngày làm bản thảo mới đúng. Phần 1 tới phần 4 tôi làm trong 2 ngày, riêng phần “thêm thắt”, tôi làm trong vòng một đêm, cách đây chừng nửa năm, tôi đã đăng trên mạng xã hội Facebook và được khá nhiều độc giả quan tâm.

KVM: Theo ông, tập thơ được (bị) sản xuất nhanh như vậy, liệu chất lượng có đảm bảo?

Bỉm: “Chất lượng” trong thi ca, đặc biệt là thi ca Việt Nam, theo tôi, là rất khó định hình. Độc giả sẽ là người toàn quyền đánh giá. Riêng bản thân tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi sản xuất xong tập thơ.

KVM: Ông có nghĩ rằng, với thời gian sản xuất là 2 ngày, tập thơ có thể chỉ tồn tại trong lòng độc giả 2 tiếng đồng hồ?

Bỉm: Tôi nói rồi, độc giả có toàn quyền cảm thụ. Tập thơ chỉ cần lưu dấu trong lòng họ chừng nửa tiếng là tôi cảm thấy mình may mắn lắm rồi. Tôi cho rằng không một cái gì được phép nhớ quá lâu. Một tác phẩm tốt, cần được quên khi nó đã làm xong nhiệm vụ, và cần được lưu giữ để tới khi cần thiết, người ta lại lôi nó ra (dù cho nó đang nằm trong xó xỉnh bẩn tưởi nào đó).

KVM: Dù đa số những bài thơ rất ngắn, nhưng theo tôi là khó đọc. Ông có thể trình bày sơ qua nội dung và quan điểm của ông trong tập thơ này?


Bỉm: Thú thực, nội dung tập thơ, chỉ là những sự kiện vụn vặt của cá nhân tôi hoặc có liên quan tới tôi. Với một tâm thế iếu đuối, tôi chọn cho mình quan điểm rằng, trong bối cảnh mù mịt, thái độ làm việc của chúng ta là quan trọng.

KVM: Xin hỏi ông vài í sau chót. pHụt là ấn phẩm thứ 7 của nhà xuất bản Tuỳ Tiện. Theo tôi được biết, trong các ấn phẩm trước đây, ông đều là người chủ trì. Vậy vai trò chủ trì của nhóm Mộc trong tập thơ này là thế nào, họ là ai và có dính dáng gì tới mở miệng. Và việc các ông mau chóng tiếp bước nhà xuất bản Giấy Vụn, nổi lên cùng với hiện tượng hàng loạt các nhà xuất bản vỉa hè khác liên tục cho ra các ấn phẩm thú vị, liệu có ẩn ức gì chăng.

Bỉm: Đương nhiên là nhóm Mộc chẳng dính dáng gì tới Mở Miệng cả, mặc dù chúng tôi chia sẻ với nhau một vài địa hạt nghệ thuật, một vài quan điểm sống – lao động – sản xuất. Đương nhiên nữa, tôi cũng thuộc nhóm Mộc. Họ là ai? Hiện giờ tôi chưa thể nói được, song, tôi tin, họ là những người nhanh nhậy và biết việc. Câu cuối cùng cháu hỏi tôi, tôi xin dành trả lời trong một cuộc trò chuyện khác.

KVM: Cảm ơn ông rất nhiều.


Bỉm – nhà thơ nhảm nhí nhất xóm Củi, đã từng được nhận giải Nhảm nhí Vô Biên cương do Hội Tâm thần xóm Củi trao tặng. Khuất Vô Minh (KVM) chính là một bút danh khác của Bỉm.


Nguồn: http://damau.org/archives/12848